CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ

HN OFFICE: Tầng 3, 24 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

HCM OFFICE: 265 Gò Dưa,Thị trấn 2,P.Tam Bình,Q. Thủ Đức, HCM, VN

Tel: 02437349566

Email: info@dvpx.vn


09-08-2017 13:10




Các nhà khoa học cho rằng, nguy cơ ô nhiễm phóng xạ từ hoạt động khai thác tian đặc biệt nghiêm trọng

o_nhiem_titan

Trao đổi với TheLEADER, GS.TSKH Đặng Trung Thuận, Chủ tịch Hội Địa hóa Việt Nam cho biết, trường phóng xạ trên đài cồn cát ven biển miền Trung đo được là 4,36mSv/năm, trường phóng xạ trung bình trên cồn cát đỏ Bình Thuận là 1mSv/năm. Đây là mức phóng xạ bình thường so với mức trung bình toàn cầu 2,436mSv/năm.

Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, chế biến quặng titan đã làm phát tán các chất phóng xạ. Tại các quặng sau tuyển qua vít xoắn cường độ phóng xạ vượt ngưỡng 5 – 8 lần (theo tiêu chuẩn CHLB Nga).

Theo GS.TSKH Đặng Trung Thuận, Các sản phẩm đơn khoáng cuối cùng như Ziricon, Monazit có hàm lượng xạ cao nhưng lại được chất đống tại xưởng chế biến, không lưu giữ vào kho có tường chắn bảo vệ. Cường độ phóng xạ cao nhất tại các xưởng tuyển tinh (vượt ngưỡng an toàn 4 – 70 lần) chỗ để tinh quặng Monazit cường độ phóng xạ vượt ngưỡng 100 lần.

Ngoài ra còn có bụi và khí độc hại. Bãi thải sau tuyển tinh có mức cường độ cao, khu nhà ở, nhà ăn của công nhân nhiều nơi vượt ngưỡng an toàn phóng xạ.

Nghiêm trọng hơn, để khai thác quặng này, người ta phải đào các cồn cát rồi tuyển và làm giàu quặng bằng nước. Kết quả là hàng năm có hàng trăm nghìn tấn cát bị đào xới, khối lượng cát thải, chất thải khổng lồ bị san ủi ra môi trường xung quanh. 

Nước từ quá trình tuyển khoáng cho chảy trực tiếp ra biển, không qua xử lý làm cho nước biển vùng hai cửa sông lân cận khu mỏ có mức phóng xạ vượt quá tiêu chuẩn an toàn cho phép.

"Ở các xã Hồng Phong, Hòa Thắng huyện Bắc Bình, quan trắc môi trường cho thấy hoạt độ phóng xạ alpha và bêta trong các mẫu nước thải, nước ngầm, nước biển ven bờ cao hơn so với quy chuẩn từ 3 - 9 lần", ông Thuận cho biết.

Trong khi đó, khu mỏ ở gần một thị xã đông dân và cảng cá của địa phương. Tại đây, dân còn dùng nước biển làm muối. Sự ô nhiễm phóng xạ nước biển lân cận mỏ sa khoáng chắc chắn có ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân trong vùng vì cá và muối đều có thể tích tụ các chất phóng xạ trong nước biển thải ra từ khai trường, xưởng tuyển của mỏ.

gsthuan

GS.TSKH Đặng Trung Thuận, Chủ tịch Hội Địa hóa Việt Nam (người đứng cầm micro) phát biểu trong một hội thảo về khai thác Titan tại Bình Thuận

Bên cạnh đó, dẫn số liệu các mỏ đã phân tích về thành phần hóa học nước thải từ khai thác titan tại khai trường khai thác tuyển quặng, PGS.TS Đoàn Văn Cánh, Chủ tịch Hội Địa chất thủy văn Việt Nam cho biết, tổng hoạt động phóng xạ alpha và bêta đều tồn tại và vượt Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 24:2009/BTNMT ở mức từ 1 – 15 lần gây nguy hiểm rất lớn cho sức khỏe con người và sinh vật. Trong khi đó, theo nghiên cứu, lượng phóng xạ100 mSv/năm đã bắt đầu có thể gây ung thư máu và các ung thư khác cho con người.

Theo GS.TSKH Đặng Trung Thuận, ô nhiễm phóng xạ là một loại hình ô nhiễm không nhìn thấy, con người không cảm nhận được nhưng lại vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng. Rất nhiều hệ lụy từ chính các mỏ sa khoáng titan này mà con người khó có thể lường trước nếu không được tính toàn và cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện.

Theo tài liệu của Uỷ ban Quốc tế về an toàn bức xạ (ICRP), ở các cấp độ nhiễm phóng xạ khác nhau, con người sẽ bị ảnh hưởng khác nhau. Mức độ tác hại phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc và cường độ của phóng xạ. 

Phóng xạ có khả năng phá hủy cơ thể ở cấp độ tế bào, làm hư hại phân tử AND. Các tế bào có AND bị hư hại sẽ chết đi hoặc diễn ra quá trình sửa chữa. Khi đó những sai lầm trong quá trình sửa chữa tự nhiên cũng có thể xảy ra, dẫn đến sự hình thành của các tế bào ung thư.

Mức phóng xạ tự nhiên trung bình đối với một người là từ 1 - 2 mSv/năm. Đây là mức phóng xạ bình thường mà con người đối mặt hàng ngày, không nguy hại đối với sức khỏe. Tuy nhiên, mức phóng xạ từ 100 mSv/năm sẽ bắt đầu có thể gây ung thư máu và các ung thư khác cho con người (xác suất bị ung thư là 2 - 4%).

Theo khuyến cáo của ICRP, mức phóng xạ đối với công nhân không nên vượt quá 50 mSv/năm và liều trung bình cho 5 năm không được vượt quá 20 mSv. Nếu một phụ nữ mang thai làm việc trong điều kiện bức xạ, thì giới hạn liều nghiêm ngặt hơn cần được áp dụng là 2 mSv.

Theo: theleader.vn

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
 

Director

  Bùi Mạnh Cường
 +84 935130000
 cuong@dvpx.vn

Deputy Director

  Đào Văn Chỉnh
 +84 902 234 487
 services@dvpx.vn

  

Technical Chief

  Nguyễn Văn Cường
 +84 962331933
  technic@dvpx.vn

Transport Dept

  Bùi Minh Phương
 +84 968 377 899
  logistics@dvpx.vn

  2015 Manager by Cuong Nguyen Van - Tel: +84 9 62331933 All information on the website is the copyright of Radioisotopes one member company limited