CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠHN OFFICE: Tầng 3, 24 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội HCM OFFICE: 265 Gò Dưa,Thị trấn 2,P.Tam Bình,Q. Thủ Đức, HCM, VN Tel: 02437349566 Email: info@dvpx.vn |
Trang chủ » Tin tức
Phát hiện nguồn phóng xạ sử dụng trái phép tại cơ sở nha khoa
Kiểm tra cơ sở nha khoa Dr Vương, cơ quan chức năng phát hiện nhiều sai phạm, trong đó có hoạt động sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị gây bức xạ chưa được cấp phép. Cùng với việc xử phạt hành chính, hoạt động sử dụng nguồn phóng xạ tại phòng nha bị đình chỉ.
Xem chi tiết
Ngành nghề có liên quan phóng xạ
Một số ngành nghề chính có sử dụng các nguồn bức xạ thực hiện các phép đo, phân tích, soi chiếu sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, lợi ích của các phép đó đó và các dịch vụ an toàn bức xạ mà chúng tôi có thể cung cấp:Ngành sản xuất thép phôi, thép cán, tôn, inoxNgành sản xuất bia, nước giải khát, đồ uốngNgành sản xuất điện tửNgành cơ khí chính xácNgành giấy bao bìNgành an toàn thực phẩmNgành sản xuất oto, xe máyNgành hóa chấtNgành sản xuất vàng bạcNgành sản xuất sản phẩm từ hạt nhựa polyolefinNgành sản xuất gỗ ván ép cao cấpNgành dầu khíNgành địa vật lý giếng khoanNgành đánh giá không phá hủy NDTNgành khai thác khoáng sảnNgành chiếu xạNgành y tế ( X-quang, CT, Xạ trị)Ngành xi măngNgành xây dựngCác lĩnh vực an ninhPhòng thí nghiệm trường đại họcNgành điện,…Về chi tiết cụ thể các ứng dụng là gì và lợi ích của chúng sẽ có trong các bài sau.
Xem chi tiết
Phóng xạ trong y khoa ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Phóng xạ phá hủy cơ thể ở cấp độ tế bào và phân tử, làm hư hại DNA khiến cơ thể giảm đề kháng, ung thư nếu chiếu liều cao.
Xem chi tiết
Đo đạc sự ăn mòn ở các Nhà máy lọc dầu
Nhiệm vụ kiểm tra: Ăn mòn trong ngành công nghiệp hóa dầuMôi trường kiểm tra: Nhà máy lọc dầuVật liệu: ThépChế độ đo: Đo sự ăn mòn
Xem chi tiết
Thêm hy vọng cho bệnh nhân ung thư từ phương pháp xạ trị mới
Nếu được điều trị bằng phương pháp xạ trị proton và hạt nặng, người bệnh ung thư sẽ được kéo dài cuộc sống, giảm thời gian điều trị, ít bị tác dụng phụ.
Xem chi tiết
Việc đảm bảo an toàn nguồn phóng xạ luôn phải đặt ở mức cao nhất
Sự cố mất nguồn phóng xạ (NPX) khi đã xảy ra luôn gây tốn kém lớn do phải huy động nhiều người cùng các lực lượng chức năng để tìm kiếm, xử lý. Do đó, việc đảm bảo an toàn luôn phải đặt ở mức cao nhất để người dân có thể yên tâm.
Xem chi tiết
Kiểm soát nguồn phóng xạ vô chủ sao cho hiệu quả?
Đó cũng chính là chủ đề của Hội thảo do Sở KH&CN TP Đà Nẵng tổ chức vào sáng 24-10 nhằm đánh giá thực trạng bảo đảm an toàn bức xạ với nguồn phóng xạ (NPX) vô chủ cùng với các giải pháp nâng cao năng lực quản lý nguồn vô chủ trên địa bàn TP Đà Nẵng.Đó cũng chính là chủ đề của Hội thảo do Sở KH&CN TP Đà Nẵng tổ chức vào sáng 24-10 nhằm đánh giá thực trạng bảo đảm an toàn bức xạ với nguồn phóng xạ (NPX) vô chủ cùng với các giải pháp nâng cao năng lực quản lý nguồn vô chủ trên địa bàn TP Đà Nẵng.Các đại biểu dự hội thảo.Ông Huỳnh Văn Ngộ-Phó Giám đốc Sở KH&CN TP Đà Nẵng cho biết, trên địa bàn TP Đà Nẵng hiện có 12 cơ sở sử dụng NPX với 28 NPX các loại. Các cơ sở này hiện đang làm tốt công tác đảm bảo an toàn và an ninh NPX. Tuy nhiên, ông Ngộ cũng cho rằng: “Chúng ta cũng không chủ quan với tình hình hiện tại bởi kinh nghiệm cho thấy luôn có những sự cố vượt ra ngoài sự dự đoán của mọi người. Bởi lẽ, bên cạnh đó còn có khoảng 220 cơ sở thu gom phế liệu nhỏ, 3 cơ sở tái chế sắt thép phế liệu trên địa bàn thành phố sử dụng 500.000 tấn phế liệu/năm, trong đó nhập khẩu chiếm 80%, còn lại 20% nhập từ các nguồn trôi nổi trong nước. Đây là những cơ sở có tiềm năng tiếp xúc NPX vô chủ hoặc vật liệu nhiễm bẩn phóng xạ trong hoạt động sản xuất kinh doanh”.Theo PGS.TS Nguyễn Tuấn Khải- Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, tính đến tháng 4-2017, trên toàn quốc có khoảng 600 cơ sở sử dụng/lưu giữ NPX, với tổng số gần 1.800 NPX đã qua sử dụng, phần lớn là các NPX từ các cơ sở chụp ảnh phóng xạ, các nhà máy công nghiệp có hệ thống đo điều khiển tự động, các thiết bị xạ trị hết hạn sử dụng, thiết bị đo độ chặt, độ ẩm nền đường... Các NPX này mặc dù không còn sử dụng trong các ứng dụng, nhưng vẫn có khả năng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người và môi trường nếu không được quản lý, đảm bảo an toàn bức xạ và an ninh NPX.PGS.TS Nguyễn Tuấn Khải cho biết, trong thời gian từ năm 2014 đến năm 216, trên cả nước đã xảy ra 3 vụ việc mất NPX tại 3 cơ sở: Cty TNHH Apave Châu Á Thái Bình Dương (TPHCM); Nhà máy luyện phôi thép - CN Cty CP thép Pomina 3 (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Cty CP Xi-măng Bắc Kạn DATC (Bắc Kạn) và 1 vụ việc mất an ninh nguồn phóng xạ tại Cty Xi măng Cầu Đước (Nghệ An). Đến hết tháng 5-2017, Cục An toàn bức xạ hạt nhân đã phối hợp làm thủ tục thu gom được 33/39 NPX được giao; cho phép cơ sở tự lưu giữ 2 nguồn và vẫn đang tiếp tục triển khai thu gom 6 nguồn còn lại.Đề cập đến Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân trên địa bàn TP Đà Nẵng, ông Võ Đức Anh, Phó Trưởng phòng Quản lý chuyên ngành, Sở KH&CN TP Đà Nẵng cho biết: UBND TP Đà Nẵng đã có quyết định thành lập BCĐ ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân cấp TP với nhiều kịch bản khác nhau và đã tổ chức diễn tập theo các kịch bản đã được phê duyệt. Tuy vậy, ông Anh cũng đề nghị, cần có cơ chế liên kết ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân cấp vùng để hỗ trợ lẫn nhau; có văn bản quy định rõ hơn hoạt động quan trắc phóng xạ môi trường hàng năm; hỗ trợ cho các địa phương xây dựng trạm quan trắc phóng xạ môi trường; có văn bản hướng dẫn rõ hơn trong công tác đảm bảo an toàn phóng xạ đối với phế liệu nhập khẩu, tái chế phế liệu.Trong khi đó, ông Phạm Thanh Phúc-Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường TP khi đề cập đến tình hình nhập khẩu phế liệu vào Đà Nẵng đã tỏ ra băn khoăn khi cho rằng: “Với khối lượng các lô hàng nhập khẩu lớn, nhất là các lô hàng rời vận chuyển bằng tàu (từ 5.000 tấn trở lên) việc lấy mẫu đánh giá (nếu có) cũng không thể đánh giá được chính xác chất lượng phế liệu nhập khẩu”.Ông Nguyễn Tấn Cường-Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Đà Nẵng nhìn nhận, trong thời gian qua, công tác quản lý đối với hàng hóa nói chung và phế liệu nói riêng nhập khẩu tại Cảng Đà Nẵng được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa phát sinh vụ việc nhập khẩu hàng hóa có chất phóng xạ hoặc có nồng độ phóng xạ vượt ngưỡng cho phép. “Tuy nhiên, cơ quan Hải quan cũng chuẩn bị các phương án phối hợp xử lý đối với trường hợp kiểm tra, phát hiện chất phóng xạ tại cửa khẩu để xử lý hiệu quả nhất, hạn chế những thiệt hại đến mức thấp nhất”-ông Cường khẳng định.Nguồn: baomoi.com
Xem chi tiết
Hội thảo về công nghệ bức xạ tiên tiến sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng
Cục Năng lượng nguyên tử - Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) - mới đây thông báo về việc cục sẽ chủ trì, phối hợp với Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ và Sở KH&CN Đà Nẵng tổ chức hội thảo Công nghệ bức xạ tiên tiến vào ngày 23/11 tại thành phố này.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
setTimeout(function() {
if (/Android|webOS|iPhone|iPad|iPod|BlackBerry|BB10|IEMobile|Opera Mini/i.test(navigator.userAgent)) {
$("#sapoads").show();
}
}, 2000);
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ sự kiện "Ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ năm 2017" do Bộ KH&CN phối hợp với UBND Thành phố Đà Nẵng tổ chức. Mục đích của hội thảo là răng cường trao đổi thông tin về thành tựu, triển vọng của ứng dụng công nghệ bức xạ tiên tiến; đẩy mạnh hợp tác trong nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, cung cấp trang thiết bị và dịch vụ công nghệ bức xạ tiên tiến trong các lĩnh vực y tế, công nghiệp, an ninh hải quan...Y tế là một trong những lĩnh vực ứng dụng rất hiệu quả của công nghệ bức xạ tiên tiến.Thành phần tham dự gồm các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý đến từ các cơ quan nghiên cứu, cơ sở ứng dụng, doanh nghiệp, nhà sản xuất và cung cấp trang thiết bị, dịch vụ ứng dụng công nghệ bức xạ tiên tiến; chuyên gia của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), các cơ sở nghiên cứu, doanh nghiệp từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan....; đại diện các cơ quan, tổ chức, các sở KH&CN, doanh nghiệp và cá nhân quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bức xạ tiên tiến phục vụ phát triển kinh tế - xã hội...Trong khuôn khổ sự kiện sẽ có hoạt động trưng bày, giới thiệu và trình diễn công nghệ, thiết bị ứng dụng công nghệ bức xạ tiên tiến của các tổ chức, doanh nghiệp.Theo Cục Năng lượng nguyên tử, tại Việt Nam, công nghệ bức xạ tiên tiến đã được ứng dụng hiệu quả và có triển vọng phát triển trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội như y tế (điện quang, y học hạt nhân và xạ trị), công nghệ bức xạ (chiếu xạ khử trùng, kiểm dịch hoa quả và thủy hải sản xuất khẩu, xử lý bức xạ biến tính vật liệu), soi chiếu container trong an ninh hải quan...Theo: http://khoahocphattrien.vn
Xem chi tiết
Việt Nam sẽ có Trung tâm khoa học công nghệ hạt nhân trước 2025
Việt Nam sẽ có Trung tâm khoa học công nghệ hạt nhân trước 2025VOV.VN - Theo Viện nghiên cứu nguyên tử Việt Nam, trước năm 2025, Việt Nam sẽ đưa vào hoạt động Trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân.Trung tâm nghiên cứu mới sẽ giúp Việt Nam có điều kiện triển khai thực hiện các nghiên cứu hiện đại, thúc đẩy ứng dụng năng lượng nguyên tử trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và từng bước nâng cao tiềm lực khoa học, công nghệ hạt nhân quốc gia. Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận (Ảnh minh họa: KT)Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân được xây dựng với sự giúp đỡ của Liên bang Nga, sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nga dành cho Việt Nam (khoảng 500 triệu USD), gồm hai hợp phần dự án tại Đà Lạt và Hà Nội. Trọng tâm dự án là lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu, có công suất dự kiến khoảng 15 MW, gấp 30 lần so với lò phản ứng hạt nhân hiện tại ở Đà Lạt. Việc xây dựng Trung tâm sẽ giúp nâng cao năng lực khoa học công nghệ lâu dài để tiếp thu công nghệ được chuyển giao, tiến tới sự tự chủ trong vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa nhà máy điện hạt nhân, đảm bảo cho các nhà máy vận hành an toàn, đạt hiệu quả kinh tế.Theo ông Trần Chí Thành - Viện trưởng Viện nghiên cứu nguyên tử Việt Nam, trong dự án điện hạt nhân, do công nghệ đã được chuẩn hóa, nên việc khó nhất chính là xây dựng, thiết kế lò hạt nhân sử dụng được lâu dài, cấu hình phải đạt được mục tiêu nghiên cứu, sản xuất đồng vị phóng xạ phục vụ phát triển kinh tế. Ngoài đạt được mục tiêu phục vụ nghiên cứu, lò hạt nhân còn phải sản xuất các đồng vị phóng xạ phục vụ cho ngành y tế. Hiện nay, lò hạt nhân ở Đà Lạt mới đáp ứng được 30% đồng vị phóng xạ cho các bệnh viện ở Việt Nam. Khi lò mới này hoạt động có thể đáp ứng 100% lượng đồng vị phóng xạ cho y tế.Ông Trần Chí Thành khẳng định, trong 50-60 năm phát triển ngành nguyên tử, không hề có bất cứ sự cố đáng tiếc nào xảy ra đối với lò nghiên cứu. Lò hạt nhân nghiên cứu là an toàn, và trước năm 2025 sẽ đưa vào vận hành./.
Xem chi tiết
Phát triển ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ tại Cần Thơ
Cần Thơ là một trong các địa phương có ứng dụng năng lượng nguyên tử nhiều nhất ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, chủ yếu trong lĩnh vực y tế và công nghiệp.Mới đây, đoàn công tác của Cục Năng lượng nguyên tử do TS. Hoàng Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Năng lượng nguyên tử làm trưởng đoàn đã đến làm việc với Sở Khoa học và Công nghệ Tp. Cần Thơ về phát triển ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.Theo Cục trưởng Cục Năng lượng nguyên tử Hoàng Anh Tuấn cho biết, ngày nay trên thế giới, năng lượng nguyên tử được ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, ứng dụng năng lượng nguyên tử có vai trò quan trọng và đóng góp lớn cho phát triển kinh tế - xã hội.Ở Việt Nam, ứng dụng công nghệ bức xạ đã được triển khai trong các lĩnh vực, đặc biệt là chiếu xạ kiểm dịch phục vụ xuất khẩu thủy hải sản, hoa quả sang các thị trường Hoa Kỳ, châu Âu, Úc và Nhật Bản, khử trùng dụng cụ y tế, chế tạo các vật liệu nhờ xử lý bức xạ. Việt Nam hiện có 9 máy chiếu xạ ở quy mô công nghiệp ở Hà Nội, TP HCM, Bình Dương và Cần Thơ, được đánh giá là một trong những nước có số lượng các thiết bị tương đối nhiều so với các nước trong khu vực Đông Nam Á: Thái Lan 4 máy (3 Co, 1 EB), Indonesia 4 máy, Malaysia (6 máy). Ở Việt Nam, doanh thu từ chiếu xạ ở quy mô công nghiệp phục vụ xuất khẩu đối với các mặt hàng thủy sản, hải sản…vào các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Úc…đạt hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.Ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong y học. Ảnh VinmecTheo báo cáo, Cần Thơ là một trong các địa phương có ứng dụng năng lượng nguyên tử nhiều nhất ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, chủ yếu trong lĩnh vực y tế và công nghiệp. Cần Thơ hiện có 78 cơ sở bức xạ, trong đó có 60 cơ sở X-quang y tế, 17 cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ.Trong đó, Công ty chiếu xạ Thái Sơn trên địa bàn thành phố là cơ sở bức xạ có quy mô lớn nhất trong khu vực, sử dụng thiết bị chiếu xạ công nghiệp nguồn colbalt-60 phục vụ chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản để xuất khẩu. Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ với quy mô 350 giường bệnh là một trong hai cơ sở chẩn đoán, điều trị ung thư của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ quy mô 500 giường bệnh sẽ được khởi công trong tháng 9/2017 với tổng mức đầu tư hơn 70 triệu EUR, trong đó vốn ODA của Chính phủ Hungary là 57 triệu EUR và vốn đối ứng của thành phố Cần Thơ là 333 tỷ đồng.Sau khi trao đổi tình hình, đề xuất các nội dung hợp tác nghiên cứu ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. TS. Hoàng Anh Tuấn cho biết thời gian tới cần tăng cường nghiên cứu ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các lĩnh vực, đóng góp trực tiếp và hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội của Tp. Cần Thơ.Nguồn: www.baomoi.com
Xem chi tiết
|
1 2 3 › » ( 4 ) | Di chuyển đến trang |